Khả năng chữa trị tâm thần phân liệt
Đăng lúc: 14:47:15 14/10/2022 (GMT+7)
Tâm thần phân liệt là một bệnh rối loạn tâm thần nặng, nếu không được điều trị, tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng, người bệnh có thể có những hành vi làm nguy hại bản thân hoặc những người xung quanh.
1. Bệnh tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt là loại bệnh tâm thần nặng, tiến triển từ từ, có xu hướng tiến triển mạn tính. Bệnh có thể khởi phát từ từ làm cho bệnh nhân và người nhà không để ý hoặc có thể khởi phát đột ngột với những triệu chứng rầm rộ. Bệnh gây sa sút nhận thức, cảm xúc, hành vi, tác phong, khả năng học tập, làm việc ngày một giảm sút. Các triệu chứng âm tính, triệu chứng dương tính của bệnh làm bệnh nhân khó hòa nhập cộng đồng, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội nếu không được quan tâm, điều trị tích cực.
Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt rất phong phú, đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi. Đa số các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm triệu chứng chính là triệu chứng âm tính và triệu chứng dương tính.
Triệu chứng âm tính là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao, mất tính toàn vẹn, thống nhất của các hoạt động tâm thần. Người bệnh không quan tâm tới các hoạt động hàng ngày, bàn quan với cuộc sống xung quanh, suy nghĩ chậm chạp, ngắt quãng, ngôn ngữ nghèo nàn, nét mặt lờ đờ, vô cảm, ánh mắt vô hồn; các hoạt động có ý chí bị rối loạn, người bệnh thụ động thiếu ý chí, chất lượng học tập và lao động giảm sút; rối loạn cảm xúc, khi có tin vui thì khóc, có tin buồn thì vui sướng; sống thu mình, xa lánh xã hội,...
Triệu chứng dương tính là các triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Các triệu chứng dương tính rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi, các triệu chứng xuất hiện, mất đi và được thay thế bằng các triệu chứng khác. Các triệu chứng có thể gặp là bệnh nhân suy nghĩ nhanh, nói nhiều, nói những câu vô nghĩa, không đúng sự thật; ảo tưởng, có niềm tin không thực tế hay gặp ảo giác, nghe những tiếng người nói, âm thanh lạ trong đầu; hoang tưởng, cho rằng có người làm hại mình, người xung quanh đang nói xấu mình; rối loạn hành vi, gào thét, đập phá, đánh người khác,...
Bệnh thường khởi phát ở tuổi 18-28, những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người sống cô độc, ngại tiếp xúc; người sử dụng các chất kích thích gây ảo giác; người bị khuyết tật khả năng nghe nhìn làm ảnh hưởng đến nhận thức về cuộc sống xung quanh; người bị stress trong thời gian kéo dài; người có tiền sử gia đình bị tâm thần phân liệt. Nếu không được chữa tâm thần phân liệt, bệnh sẽ ngày càng nặng, người bệnh có thể có những hành vi gây nguy hại đến bản thân hoặc những người xung quanh.
2. Tâm thần phân liệt chữa khỏi không?
Trước đây, tâm thần phân liệt được cho là một bệnh nội sinh, do cơ thể tự sinh ra và không có nguyên nhân. Các nghiên cứu mới hiện nay cho rằng, nhiều nguyên nhân gây tâm thần phân liệt như rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh ở các khớp nối của tế bào thần kinh, biến đổi gen, yếu tố miễn dịch, nhiễm virus, do ảnh hưởng của tâm lý và tôn giáo, do chuyển hóa, nhiễm độc,... hoặc do bất thường về cấu trúc não. Các nghiên cứu đã mở ra cách nhìn nhận và hành động đúng, mở ra các phương pháp điều trị tâm thần phân liệt mới, mang đến cơ hội cho hàng ngàn bệnh nhân.
Nếu chữa tâm thần phân liệt trong giai đoạn sớm và điều trị đúng cách người bệnh sẽ có nhiều cơ hội thuyên giảm bệnh và có thể khỏi hẳn. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu được điều trị kịp thời, thuốc phù hợp, phối hợp nhiều liệu pháp và điều trị liên tục tối thiểu trong 5 năm, tỉ lệ khỏi hẳn bệnh có thể lên đến 50%.
Trong điều trị tâm thần phân liệt, phải có sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc. Trong đó, việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn thần kinh có vai trò quan trọng, giúp làm dịu các trạng thái hưng phấn, kích động, loạn thần, hoang tưởng, ảo giác,...Các thuốc chống loạn thần gồm có các thuốc loạn thần cổ điển như Aminazine, Haloperidol, Tisercin,.. Các thuốc an thần thế hệ mới như Risperidone, Olanzapin, Chlozapin,... Các thuốc điều trị tâm thần phân liệt thế hệ mới ít tác dụng phụ, cho hiệu quả tác dụng tốt đối với nhận thức bệnh nhân. Ngoài hai nhóm thuốc trên, còn có các thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài dùng cho các bệnh nhân không chịu uống thuốc hàng ngày như Haldol decanoate, Fluphenazine deconoate,...
Bệnh tâm thần phân liệt chữa khỏi không, không chỉ dựa vào người thầy thuốc mà phụ thuộc rất lớn vào người thân trong gia đình và cộng đồng xung quanh người bệnh.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Trong điều trị tâm thần phân liệt, phải có sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc
Khi bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, người thân trong gia đình phải đôn đốc, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng, uống thuốc đều đặn, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc nghĩ uống thuốc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà tự ý điều chỉnh đơn thuốc của bác sĩ.
Người chăm sóc phải theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân, thông báo với bác sĩ khi tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều cho phù hợp. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hoặc dấu hiệu tái phát bệnh như thay đổi giấc ngủ, kích động, cáu bẳn, nói nhiều, có các hành động làm hại bản thân,...phải đưa bệnh nhân đi khám để được can thiệp kịp thời. Không cho bệnh nhân sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy,.. vì những chất này có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa tâm thần phân liệt, dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh.
Hướng dẫn người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân và làm một số công việc đơn giản trong nhà như dọn dẹp, gấp chăn màn,... Tạo điều kiện cho người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện, các hoạt động của gia đình.
Về phía cộng đồng, cần có sự quan tâm, giúp đỡ, thông cảm và đối xử tốt với người bệnh. Giúp người bệnh tham gia vào những hoạt động tập thể, tạo cho họ cảm giác thoải mái và được tin tưởng.
Tâm thần phân liệt là loại bệnh tâm thần nặng, tiến triển từ từ, có xu hướng tiến triển mạn tính. Bệnh có thể khởi phát từ từ làm cho bệnh nhân và người nhà không để ý hoặc có thể khởi phát đột ngột với những triệu chứng rầm rộ. Bệnh gây sa sút nhận thức, cảm xúc, hành vi, tác phong, khả năng học tập, làm việc ngày một giảm sút. Các triệu chứng âm tính, triệu chứng dương tính của bệnh làm bệnh nhân khó hòa nhập cộng đồng, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội nếu không được quan tâm, điều trị tích cực.
Các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt rất phong phú, đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi. Đa số các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm triệu chứng chính là triệu chứng âm tính và triệu chứng dương tính.
Triệu chứng âm tính là các triệu chứng thể hiện sự tiêu hao, mất tính toàn vẹn, thống nhất của các hoạt động tâm thần. Người bệnh không quan tâm tới các hoạt động hàng ngày, bàn quan với cuộc sống xung quanh, suy nghĩ chậm chạp, ngắt quãng, ngôn ngữ nghèo nàn, nét mặt lờ đờ, vô cảm, ánh mắt vô hồn; các hoạt động có ý chí bị rối loạn, người bệnh thụ động thiếu ý chí, chất lượng học tập và lao động giảm sút; rối loạn cảm xúc, khi có tin vui thì khóc, có tin buồn thì vui sướng; sống thu mình, xa lánh xã hội,...
Triệu chứng dương tính là các triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh. Các triệu chứng dương tính rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi, các triệu chứng xuất hiện, mất đi và được thay thế bằng các triệu chứng khác. Các triệu chứng có thể gặp là bệnh nhân suy nghĩ nhanh, nói nhiều, nói những câu vô nghĩa, không đúng sự thật; ảo tưởng, có niềm tin không thực tế hay gặp ảo giác, nghe những tiếng người nói, âm thanh lạ trong đầu; hoang tưởng, cho rằng có người làm hại mình, người xung quanh đang nói xấu mình; rối loạn hành vi, gào thét, đập phá, đánh người khác,...
Bệnh thường khởi phát ở tuổi 18-28, những người có nguy cơ mắc bệnh cao là những người sống cô độc, ngại tiếp xúc; người sử dụng các chất kích thích gây ảo giác; người bị khuyết tật khả năng nghe nhìn làm ảnh hưởng đến nhận thức về cuộc sống xung quanh; người bị stress trong thời gian kéo dài; người có tiền sử gia đình bị tâm thần phân liệt. Nếu không được chữa tâm thần phân liệt, bệnh sẽ ngày càng nặng, người bệnh có thể có những hành vi gây nguy hại đến bản thân hoặc những người xung quanh.
2. Tâm thần phân liệt chữa khỏi không?
Trước đây, tâm thần phân liệt được cho là một bệnh nội sinh, do cơ thể tự sinh ra và không có nguyên nhân. Các nghiên cứu mới hiện nay cho rằng, nhiều nguyên nhân gây tâm thần phân liệt như rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh ở các khớp nối của tế bào thần kinh, biến đổi gen, yếu tố miễn dịch, nhiễm virus, do ảnh hưởng của tâm lý và tôn giáo, do chuyển hóa, nhiễm độc,... hoặc do bất thường về cấu trúc não. Các nghiên cứu đã mở ra cách nhìn nhận và hành động đúng, mở ra các phương pháp điều trị tâm thần phân liệt mới, mang đến cơ hội cho hàng ngàn bệnh nhân.
Nếu chữa tâm thần phân liệt trong giai đoạn sớm và điều trị đúng cách người bệnh sẽ có nhiều cơ hội thuyên giảm bệnh và có thể khỏi hẳn. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu được điều trị kịp thời, thuốc phù hợp, phối hợp nhiều liệu pháp và điều trị liên tục tối thiểu trong 5 năm, tỉ lệ khỏi hẳn bệnh có thể lên đến 50%.
Trong điều trị tâm thần phân liệt, phải có sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc. Trong đó, việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn thần kinh có vai trò quan trọng, giúp làm dịu các trạng thái hưng phấn, kích động, loạn thần, hoang tưởng, ảo giác,...Các thuốc chống loạn thần gồm có các thuốc loạn thần cổ điển như Aminazine, Haloperidol, Tisercin,.. Các thuốc an thần thế hệ mới như Risperidone, Olanzapin, Chlozapin,... Các thuốc điều trị tâm thần phân liệt thế hệ mới ít tác dụng phụ, cho hiệu quả tác dụng tốt đối với nhận thức bệnh nhân. Ngoài hai nhóm thuốc trên, còn có các thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài dùng cho các bệnh nhân không chịu uống thuốc hàng ngày như Haldol decanoate, Fluphenazine deconoate,...
Bệnh tâm thần phân liệt chữa khỏi không, không chỉ dựa vào người thầy thuốc mà phụ thuộc rất lớn vào người thân trong gia đình và cộng đồng xung quanh người bệnh.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Trong điều trị tâm thần phân liệt, phải có sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, liệu pháp lao động, phục hồi chức năng và sử dụng thuốc
Khi bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng thuốc, người thân trong gia đình phải đôn đốc, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng, uống thuốc đều đặn, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc nghĩ uống thuốc nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà tự ý điều chỉnh đơn thuốc của bác sĩ.
Người chăm sóc phải theo dõi đáp ứng điều trị của bệnh nhân, thông báo với bác sĩ khi tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều cho phù hợp. Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hoặc dấu hiệu tái phát bệnh như thay đổi giấc ngủ, kích động, cáu bẳn, nói nhiều, có các hành động làm hại bản thân,...phải đưa bệnh nhân đi khám để được can thiệp kịp thời. Không cho bệnh nhân sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy,.. vì những chất này có thể làm giảm tác dụng của thuốc chữa tâm thần phân liệt, dẫn đến nguy cơ tái phát bệnh.
Hướng dẫn người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân và làm một số công việc đơn giản trong nhà như dọn dẹp, gấp chăn màn,... Tạo điều kiện cho người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện, các hoạt động của gia đình.
Về phía cộng đồng, cần có sự quan tâm, giúp đỡ, thông cảm và đối xử tốt với người bệnh. Giúp người bệnh tham gia vào những hoạt động tập thể, tạo cho họ cảm giác thoải mái và được tin tưởng.